3:01 AM
0

Năm 1861 Nguyễn Trường Tộ ở Pháp về. Ông đề nghị vua Tự Đức cho canh tân đất nước theo khoa học và kỹ thuật của Tây phương. Ông nói về điện lực, xe cộ, máy móc, v.v. Nhà vua và triều thần cho là chuyện không tưởng. Họ cực lực bác bỏ và nhất định phải thủ cựu, phải giữ theo kiểu xưa nay của Tàu dạy. Cuối cùng cả nước bị Pháp đô hộ 80 năm. Chúng ta phải đổ biết bao xương máu mới giành lại được độc lập. Cái giá của thái độ cố chấp và thủ cựu quá đắc.

Lời Kinh Thánh dạy, “Ðừng rập khuôn theo đời nầy, nhưng hãy được biến đổi theo sự đổi mới trong tâm trí mình, để anh chị em có thể phân biệt được ý muốn tốt đẹp, vui lòng, và toàn hảo của Ðức Chúa Trời là gì.” (Rô 12:2, BD2011).
Làm môn đồ của Chúa tức làm một học trò suốt đời. Riêng tôi, mặc dù bây giờ đã lục tuần, vẫn còn học. Càng học càng thấy mình dốt. Những cái hay và chí lý vừa học được đã khiến tôi thay đổi quan niệm. Khi thấy quan niệm lâu nay của mình, kể cả quan niệm thần học, bất ổn, tôi thay đổi tư duy và vui nhận những gì Chúa cho mình vừa học được. Có thể những quan niệm mới đó sẽ thay đổi nữa trong tương lai. Dù vậy trễ còn hơn không. Tâm trí vẫn còn chỗ để lớn.
Với tôi, lời dạy của Thánh Phao-lô, “Dù con người bên ngoài đang tàn tạ, nhưng con người bên trong vẫn mỗi ngày một đổi mới” (2 Cor 4:16b, BD2011) rất thật và sâu sắc. Chính Phao-lô cũng bảo lúc còn trẻ ông suy nghĩ khác, khi già dặn hơn trong Chúa ông suy nghĩ khác. (1 Cor 13:11)
Cố chấp và thủ cựu không hẳn là cách hay nhất để bảo vệ đức tin và hội thánh. Không chừng chúng có thể làm chậm bước phát triển của hội thánh.
Mục sư Đặng Ngọc Báu
18/7/2013


0 nhận xét:

Post a Comment

qc