2:08 AM
0


Nếu một người đã tin Chúa và trở nên Cơ Đốc Nhân thì sẽ được phước và sẽ được hanh thông như vậy tại sao lại còn sự gian khổ? Lẽ ra mọi sự đều phải hanh thông cho chúng ta nhưng vì đó là sự đã định cho cả toàn nhân loại dù muốn dù không cũng phải chịu. Đối với Cơ Đốc Nhân thì sự gian khổ có thể là sự chúc phước tốt lành. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu những gian khổ mà chúng ta không cần phải chịu đựng và những gian khổ sẽ trở thành sự chúc phước cho chúng ta.
1) Sự gian khổ chúng ta phải đắc thắng

(1) Đức Chúa Trời không muốn chúng ta gian nan vì cớ tội ác. 
Tội lỗi của thế gian này không phải do Đức Chúa Trời tạo ra. Nhưng tội lỗi đã làm phân cách giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Có nhiều loại tội lỗi chỉ vì quay lưng với Đức Chúa Trời mà nó mang lại những hậu quả của sự hủy diệt khủng khiếp. Tội lỗi nó có thể mang lại sự khoái lạc tạm thời nhưng kết quả cuối cùng là mang đến sự phá hủy nhân cách con người, xé nát phần linh con người, làm tan nát đời sống cho đến khi hủy hoại hoàn toàn đời sống của người đó. Không có sự hạnh phúc thật nào khi còn đang ở trong tội lỗi mà hạnh phúc thật chính là ở trong chân lý. Vì vậy, sự hoạn nạn chúng ta gặp phải này không cần chúng ta phải chịu đựng mà chúng ta phải nhân danh Đức Chúa Giê-xu Christ để đuổi lui nó ra xa. 
(2) Đức Chúa Trời không muốn chúng ta đau khổ vì cớ bệnh tật. 
Nơi nào Đức Chúa Giê-xu đến thì mọi bệnh tật nơi đó được chữa lành. Dù rằng người nghèo khó hay người giàu có, dù người quý trọng hay hèn hạ, dầu người nam hay là nữ, dầu già hay trẻ Ngài đều chữa lành tất cả. Vì vậy, nếu chúng ta hết lòng hết ý mà ăn năn tội lỗi và đến gần Đức Chúa Giê-xu Christ, tiếp nhận chính Ngài vào lòng chúng ta thì nguyên tắc giữ gìn sức khỏe cho đến đời đời sẽ ở trong lòng chúng ta. Hãy thay đổi tấm lòng chúng ta và hãy suy nghĩ một cách mạnh mẽ, khỏe mạnh. Hãy đặt tất cả tấm lòng, suy nghĩ và sức khỏe của chúng ta trong Đức Chúa Giê-xu Christ.
(3) Đức Chúa Trời không muốn chúng ta sống nghèo khó.
Đức Chúa Trời không muốn chúng ta sống nghèo khó nếu không có lý do chính đáng vì Đức Chúa Trời chúng ta là Đấng giàu có. Khi Đức Chúa Trời vào lòng chúng ta thì đời sống chúng ta sẽ thịnh vượng và đắc thắng, nhận được đầy dẫy sự chúc phước của Ngài. Có người nói rằng: “Vì Đức Chúa Giê-xu đã sống nghèo nên chúng ta cũng phải chịu sự nghèo nàn và chịu sự khó khăn bằng tấm lòng vui mừng.” Nhưng Kinh Thánh nói rõ rang cho chúng ta rằng : “Đức Chúa Giê-xu giàu, nhưng vì chúng ta Ngài trở nên nghèo.” . Đức Chúa Giê-xu nghèo để chúng ta được giàu chứ không phải là tấm gương cho chúng ta sống nghèo nàn. Đức Chúa Trời mong muốn chúng ta sống thịnh vượng.
(4) Đức Chúa Trời không muốn đời sống chúng ta bị thất bại không xứng đáng
Đức Chúa Trời là thành công vì vậy mọi công việc của Ngài đều là thành công. Dầu rằng có vẻ như thất bại nhưng Ngài là từ ban đầu và cho đến cuối cùng . Từ ban đầu Ngài đã có kế hoạch trong mọi sự và dẫn dắt cuộc đời của chúng ta sống thành công (Rô ma 8:28)
2) Sự đau khổ mà chúng ta phải chịu
Nếu cần thiết về sự đau khổ cho việc rao giảng Tin Lành thì Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta phải dâng đời sống mình, sống nghèo khó và thậm chí là tận hiến cả sanh mạng mình. Vì cớ nhu cầu này và vì sự cần dùng cho Tin Lành của Ngài mà các sứ đồ xưa đã chịu tuận đạo. Vì vậy, chớ chịu đau khổ do bệnh tật, do tội lỗi, nghèo khó hay là do thất bại. 
Nhưng nếu Chúa kêu gọi chung ta để giải cứu gia đình, hang xóm, tổ quốc chúng ta hay toàn cả nhân loại thì chúng ta không nên tránh né sự đau khổ mà ngược lại hãy sẵn sàng chịu khổ.
3) Kết quả và ý nghĩa sự đau khổ
Dầu có sự đau khổ như thế nào đi chăng nữa thì Cơ-đốc-nhân chúng ta cũng không nên đối phó bằng thái độ tiêu cực. Tại sao lại phải như vậy?
(1) Sự khổ nạn là sự thách thức lớn đối với sự sáng tạo đời sống mới. Anoid Toyse nói rằng: “Thái độ ứng chiến với mọi thách thức của bạn sẽ tạo ra lịch sử mới”. Để khắc phục sự khổ nạn thì chúng ta phải chiến đấu lúc đó mới có thể tạo ra lịch sử mới. Thêm hơn nữa là khi chúng ta gặp sự khổ nạn thì chúng ta sẽ cầu nguyện cẩn thận hơn.
(2) Sự khổ nạn là nguồn động lực thay đổi nhân cách. Sự khổ nạn mang đến cho chúng ta cơ hội ăn năn thật sự. Qua đó, chúng ta có thể tra xét lại đời sống mình chính vì thế chúng ta sẽ trở nên người khiêm nhường. Khi chúng ta khắc phục được sự khổ nạn một cách tốt đẹp thì đời sống chúng ta sẽ được tan vỡ và nhờ cậy nơi Ngài nhiều hơn. Kết quả là chúng ta sẽ học tập sống vâng phục Chúa, sống ngay thẳng và chân thật.
(3) Sự khổ nạn tạo ra nhân cách mạnh mẽ. Nếu xét theo tinh thần và theo thể xác con người thì chúng ta rất yếu đuối, nhu nhược như vậy sẽ không thể nào đắc thắng những căng thẳng của đời sống. Nhưng thông qua quá trình gặp gian khổ và thử thách thì chúng ta sẽ sở hữu phẩm chất mạnh mẽ và trở nên người hiểu người khác nhiều hơn. 
Sự khổ nạn làm cho chúng ta cảm tạ về sự phước hạnh. Nếu chúng ta từng bị bệnh thì sẽ cảm ơn vì có sức khỏe, nếu bị nhịn đói thì sẽ cảm ơn khi có vật thực. Như vậy, sự khổ nạn là một nước giải khát để nếm biết về ân huệ Đức Chúa Trời một cách sâu rộng hơn. Nhưng cũng cần nhớ rằng sự khổ nạn liên tiếp xảy ra có khi làm cho con người tuyệt vọng, có khi từ bỏ chính mìnhvà sự phước hạnh đến với một mức quá đáng sẽ làm cho con người có tập quán sống trong thế giới lười biếng. Nếu sự khổ nạn và sự phước hạnh lập đi lập lại thì trong đó nhân cách của con người được rèn luyện và tăng trưởng ổn định. Vì vậy, sự khổ nạn có thể là sự chúc phước.

0 nhận xét:

Post a Comment

qc